XEM NHANH CHUYÊN KHOA
Cảm giác đau, rát, buốt thậm chí tiểu ra máu không chỉ gây khó chịu, bất tiện mà còn là cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng đi tiểu ra máu là gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả, tránh nguy hại cho sức khỏe? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết bên dưới.
Đi tiểu ra máu (đái ra máu) là hiện tượng có máu trong nước tiểu. Một số trường hợp tiểu ra máu không nguy hiểm, thậm chí có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp đi tiểu ra máu là biểu hiện của các chứng bệnh nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Trên thực tế, bạn có thể thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu; nhưng máu cũng có thể bị hòa tan, làm cho nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc nâu. Đi tiểu ra máu có thể nhiều, mắt thường cũng thấy được, gọi là tiểu ra máu đại thể. Nhưng cũng có thể ít, mắt thường không thấy được, gọi là tiểu ra máu vi thể.
Các chuyên gia phòng khám 23/10 cho biết: thông thường nước tiểu có màu vàng rơm hoặc trong suốt (khi uống nhiều nước). Tuy nhiên, khi bạn thấy nước tiểu chuyển sang màu hồng, màu đỏ hoặc màu gỉ sắt, thì rất có thể bạn đã bị đi tiểu ra máu. Tiểu ra máu có thể chia làm 2 loại là tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể:
- Tiểu ra máu đại thể là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên nhìn bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu.
- Tiểu ra máu vi thể là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi. Nếu lượng hồng cầu quá nhỏ, phương pháp làm cặn Addis có thể được áp dụng để "cô đặc" lượng hồng cầu lại cho dễ xác định xem bệnh nhân có bị tiểu ra máu hay không.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đái ra máu, trong đó nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu. Vi khuẩn thâm nhập đường tiết niệu, gây viêm và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận... là nguyên nhân khiến cho hồng cầu ra nước tiểu.
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí bị viêm như sốt cao, tiểu buốt, tiểu dắt (viêm niệu đạo, bàng quang); sốt cao, rét run, đau hố thắt lưng... (viêm thận - bể thận).
Một số nguyên nhân gây tiểu ra máu:
Đi tiểu ra máu do bệnh lý
Tiểu ra máu do bệnh lý tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt (ngoài tiểu ra máu còn kèm theo các triệu chứng như tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu cùng cảm giác đau vùng dưới thắt lưng, vùng xương chậu, bẹn...); u xơ tuyến tiền liệt - khi đi tiểu sẽ thấy tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu thường ít, cảm giác tiểu không hết; ung thư tuyến tiền liệt.
Tiểu ra máu do bệnh lý ở thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, lao thận, ung thư thận....
Tiểu ra máu do bệnh lý ở niệu đạo, bàng quang như: Viêm niệu đạo, sỏi niệu đạo, viêm bàng quang, ung thư bàng quang.
Các bệnh toàn thân: bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu chảy lâu, bệnh máu chậm đông cũng có thể gây đái ra máu. Nhưng ngoài đái ra máu còn có những triệu chứng chảy máu ở nơi khác như dưới da, chân răng... làm công thức máu, huyết đồ, tuỷ đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được.
Đi tiểu ra máu do tổn thương
Tập thể dục quá sức, vận động quá mạnh, làm việc quá nặng khiến bàng quang bị tổn thương, các tế bào máu bị vỡ, cơ thể mất nhiều nước khiến nước tiểu bị cô đặc và nhìn thấy máu trong nước tiểu.
Khi bị chấn thương ở một số bộ phận như: thận, bàng quang… do tai nạn hoặc va đập mạnh cũng khiến bạn bị đi tiểu ra máu.
Không phải tất cả các trường hợp đi tiểu ra máu đều nguy hiểm. Tuy nhiên, đi tiểu ra máu hoàn toàn có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận... Nếu như hiện tượng đi tiểu ra máu xuất hiện một cách đột ngột, người bệnh không cảm thấy đau rát, máu xuất hiện ở cuối bãi nước tiểu thì có thể nghĩ đến bệnh ung thư bàng quang, cần thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Tiểu ra máu có thể là nguyên nhân của một bệnh lý thực thể tại hệ tiết niệu hoặc các bệnh lý toàn thân nên nếu nghi ngờ bị tiểu ra máu (khi thấy nước tiểu có màu bất thường nghi ngờ là có máu trong nước tiểu), nhất thiết nên đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu là gì. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, các thuốc Nam chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa 23/10 về hiện tượng đi tiểu ra máu. Nếu còn thắc mắc bạn có thể gọi theo đường dây nóng 0258 7309 888 hoặc chat trực tuyến để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cụ thể.
Các phương thức đặt hẹn online ► Cách 1: Gọi vào hotline 0258 7309 888 ► Cách 2: Để lại số điện thoại tư vấn viên sẽ gọi lại ngay cho bạn.
► Cách 3: Bấm vào khung chat để trò chuyện ngay. Những ích lợi khi chọn Đa Khoa Nha Trang Làm việc từ 8h00 - 20h00 Hằng ngày (Không nghỉ lễ & chủ nhật) Chuyên gia hàng đầu trực tiếp tư vấn đảm bảo không chẩn đoán nhầm Chi phí phải chăng, công khai - minh bạch Đặt mã khám ƯU TIÊN - MIỄN PHÍ không chờ đợi Mọi thông tin của bệnh nhân luôn bảo mật. (Hiện nay, có hơn 197 người đang thực hiện tư vấn và đăng ký khám, hãy là người tiếp theo để nhận ưu đãi tốt)